Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

Trẻ sơ sinh ho có đờm nguy hiểm không?

Ở những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập, tấn công vào đường hô hấp của bé. 
Nhất là những lúc thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho có đờm, ho về đêm dai dẳng theo cơn. Vậy trẻ sơ sinh ho có đờm có nguy hiểm không? Và nên sử dụng liệu pháp gì bổ phổi cho bé ?

Nguyên nhân gây nên tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh

Ho có đờm là tình trạng các chất dịch nhầy do mũi hoặc xoang tiết ra, tập trung ở cuống họng. Ho có đờm ở trẻ thực chất là để loại bỏ lượng dịch nhầy khỏi cơ thể. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể kèm theo một số biểu hiện như chất dịch nhầy có màu xanh hoặc trắng.



Ho có đờm ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
  •  Thời tiết thay đổi thất thường: Khi trời trở lạnh sẽ tạo điều kiện cho một số virus, vi khuẩn tấn công, làm tổn thương phế quản và phổi, gây nên tình trạng ho khan, đôi khi sẽ xuất hiện đờm trắng.
  • Bệnh lý: Tình trạng ho có đờm diễn ra với tần suất dày, liên tục kèm theo các chất dịch màu trắng, xanh hoặc vàng là biểu hiện của viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và các bệnh lý về đường hô hấp khác.
  • Môi trường bên ngoài: Khói bụi, lông thú cưng, virus, vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp của bé cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh.

Ho có đờm ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
  • Viêm đường hô hấp: Tình trạng ho dai dẳng, ho về đêm kéo dài kèm theo chất dịch nhầy màu trắng, xanh hoặc vàng là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp. Khi chất dịch nhầy chuyển sang màu xanh, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản: Trẻ ho nhiều đờm, khó thở, bỏ bú, ho lâu ngày dẫn đến viêm phổi. Nếu bệnh cứ kéo dài, dai dẳng mà không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
  • Hen phế quản: Triệu chứng phổ biến của bệnh hen phế quản là ho có đờm, ho kéo dài về đêm kèm theo những tiếng rít.
  • Trào ngược dạ dày: Ho có đờm ở trẻ cũng là một trong những biểu hiện để nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài ho có đờm, bệnh lý này còn có các triệu chứng như ợ chua, nôn mửa.

Trẻ sơ sinh ho có đờm có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, ho có đờm ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Ho có đờm ở trẻ sơ sinh thường biến chứng rất nhanh, vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Chính vì vậy, nếu phát hiện trẻ có triệu chứng ho có đờm, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh




Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
Vệ sinh đường thở cho trẻ

Vệ sinh đường thở cho trẻ sẽ giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh còn bé, chưa biết cách để tống đờm ra ngoài, do đó, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi bằng silicon giúp lấy đờm. Bên cạnh đó, nhỏ lượng nước muối sinh lý vừa đủ để đẩy chất nhầy ra ngoài và làm giảm sưng đỏ ở đường hô hấp.

Tuy nhiên, ba mẹ nên tham khảo ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Giảm ho có đờm ở trẻ bằng phương pháp vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm giúp loại bỏ các chất dịch nhầy trong đường hô hấp của bé

Vỗ rung long đờm là phương pháp giúp thông đờm, cải thiện hô hấp. Đồng thời giúp đào thải, bài trừ các chất dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp. Với phương pháp này, ba mẹ lần lược thực hiện các bước sau:
  • Đặt trẻ nằm nghiêng một bên hoặc bế vác trẻ lên vai
  • Tay co lại tạo thành một khoảng trống không khí, sao đó, vỗ từ vùng phổi trẻ từ dưới lên trên để giúp dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng và họng
  • Thực hiện động tác từ 10- 15 phút cho mỗi lần vỗ rung
Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này, trẻ có thể ho nhiều và nôn. Ba mẹ không nên thực hiện khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Bên cạnh hai phương pháp trên, ba mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác để làm hạn chế tình trạng ho có đờm ở trẻ:
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đây là một trong những bài thuốc bổ phổi tự nhiên, chia nhỏ bữa ăn, không cho trẻ ăn quá no để khắc phục tình trạng nôn trớ do vướng đờm.
  • Khi thời tiết trở lạnh phải giữ ấm lồng ngực cho trẻ.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc, hạn chế khói bụi, phấn hoa hoặc lông động vật.

Ho có đờm ở trẻ sơ sinh là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm về hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời. Nếu trẻ từ 3- 10 tuổi gặp tình trạng ho có đờm, bạn có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em 90ml để cải thiện tình trạng này. 

Ngoài ra, nếu trẻ từ 11 tuổi trở lên có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi 280ml để giúp làm giảm ho đờm. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn vui lòng gọi đến hotline 02839 808 808 hoặc truy cập trang web để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét