Nếu bạn gặp phải các chấn thương phần mềm như bong gân, căng cơ, bầm dập phần mềm thì điều trị cấp cứu ngay lập tức có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng, giúp tổn thương mau lành hơn.
Bị chấn thương phần mềm nên uống thuốc gì?
Chấn thương phần mềm có nguy hiểm không?
Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây:- Tổn thương cơ
- Tổn thương dây chằng (phần tạo kết nối xương với xương)
- Tổn thương gân (phần tạo kết nối giữa cơ và xương)
- Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.
Trường hợp chấn thương phần mềm gây tổn thương da
Khi phần mềm bị tổn thương, các mạch máu nuôi tổ chức đồng thời cũng bị tổn thương, gây chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Máu chảy tại vị trí tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng. Do đó, trong xử lý chấn thương phần mềm cấp tính, mục đích quan trọng là làm giảm chảy máu tại vị trí tổn thương. Nếu chấn thương được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng sẽ giảm tức thì, tổn thương nhanh chóng hồi phục.
=> Xem thêm: Mẹo tan máu bầm sau khi nặn mụn
Cách sơ cứu khi bị chấn thương phần mềm
Trong thời gian 48-72 giờ đầu, phải thực hiện được 4 bước nên làm sau:- Nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
Ngồi yên cố định sau khi bị chấn thương
- Chườm đá giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm đá mỗi lần 20-30 phút, cách nhau 2-3 giờ. Đá nên bọc trong khăn ẩm, chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
- Băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
- Kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo tay bằng đai treo tay
4 điều nên tránh khi bị chấn thương phần mềm
- Tránh chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…
Tránh chườm nóng làm tổn thương sâu vết thương
- Tránh đắp cồn hoặc rượu cũng tăng chảy máu, tăng phù nề, và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục.
- Tránh chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
- Tránh xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.
=> Xem thêm: Bị bầm tím nên chườm nóng hay chườm lạnh
Khi bị chấn thương phần mềm nên dùng sản phẩm Đông y Thông Huyết Trật Đả Hoàn
Khi bị chấn thương phần mềm, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Đa phần những vết bầm tím da lành tính nhưng cũng không nên coi thường. Nếu bạn làm việc hay tiếp xúc với môi trường dễ gây chấn thương thì Thông Huyết Trật Đả Hoàn chính là “hỗ trợ đắc lực” dành cho bạn.Thông Huyết Trật Đả Hoàn - Sản phẩm của Đông Dược Bình Đông
Thông Huyết Trật Đả Hoàn và những ưu điểm vượt trội
Thông Huyết Trật Đả Hoàn với dạng viên hoàn cứng, tròn và nhỏ nên rất tiện lợi mang theo và sử dụng khi bị chấn thương.Vì đây là sản phẩm Đông y được chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên như: Đương quy, Hồng hoa, Nhũ hương, Mộc dược, Đại Hoàng nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thông Huyết Trật Đả Hoàn còn được nghiên cứu từ bài thuốc cổ truyền nên đảm bảo hiệu quả trong việc làm tan máu bầm, giảm sưng nề.
Ngoài chức năng làm tan máu bầm, Trật Đả Hoàn còn làm giảm đau các vết sưng tấy và thông kinh cho phụ nữ kinh bế… Sản phẩm dạng viên hoàn cứng, tròn và nhỏ, dễ dàng sử dụng và tiện lợi mang theo bên mình. Tùy theo cơ địa sản phẩm sẽ giúp đào thải máu bầm qua đường đại tiện, nên dùng buổi tối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét