Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Ho sổ mũi lâu ngày không khỏi nên uống gì?

Khi bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì hãy thử một vài hướng dẫn dưới đây, biết đâu có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Ho sổ mũi lâu ngày nên uống gì?

Ho, sổ mũi và nguyên nhân gây bệnh

Ho và sổ mũi là một phản xạ phòng vệ giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây kích thích như chất nhầy, khói, chất gây dị ứng, phấn hoa… Tuy nhiên, ho sổ mũi lâu ngày không khỏi lại là một vấn đề khác, có thể là do:
  • Viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như ngứa mắt, tai, vòm họng, hắt hơi liên tục, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Cảm lạnh hay còn gọi là viêm mũi cấp với triệu chứng chảy nước mũi kèm ho, có thể sốt nhẹ và thường bị vào thời điểm giao mùa, hoặc do nhiễm virus.
  • Bệnh cúm cũng là một trong những nguyên nhân gây ho, sổ mũi kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau họng.

Làm gì khi bị ho sổ mũi lâu ngày?

Khi bị ho sổ mũi lâu ngày, để giảm cảm giác khó chịu thì bạn nên:
  • Sử dụng thuốc giảm ho, sổ mũi theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Vệ sinh mũi, họng với dung dịch nước muối sinh lý
  • Giữ ấm cơ thể
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi, thuốc lá.
  • Có thể xông mũi họng mỗi ngày bằng hơi nóng. Bạn chỉ cần lấy 1 chậu nước nóng và xông mũi nhằm giúp làm loãng chất nhầy, làm dịu cổ họng. Để tăng hiệu quả, hãy thêm vào chút tinh dầu như bạc hà, dầu khuynh diệp… để hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ho, sổ mũi.
Bên cạnh đó, khi bị ho sổ mũi bạn có thể pha một số thức uống ngay tại nhà để giảm các triệu chứng ho sổ mũi như:

- Trà gừng

Theo Đông y, gừng có tác dụng rất tốt trong việc trị ho, sổ mũi, đau họng hiệu quả. Bởi gừng có tính ấm, kháng viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 1 – 2 cốc trà gừng ấm có thể giảm ngay tình trạng ho sổ mũi.

Cách làm: Lấy gừng tươi rửa sạch, loại bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi lấy khoảng 2 – 3 lát gừng hãm với nước sôi khoảng 5 phút, thêm ít mật ong hoặc đường phèn vào khuấy đều và sử dụng.
Trà gừng giảm ho sổ mũi lâu ngày.

- Chanh mật ong

Chanh chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hoá nên có công dụng tăng sức đề kháng, chống viêm, ngăn ngừa cảm lạnh. Còn mật ong có tính ấm, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn tốt. Hỗn hợp chanh mật ong có thể giúp giảm sự khó chịu do ho sổ mũi gây ra.

Bạn chỉ cần lấy nửa quả chanh vắt lấy nước rồi pha với 1 cốc nước ấm, thêm 1 thìa mật ong vào và sử dụng. Ngày uống 2 – 3 lần trong ngày, uống chậm rãi để tinh chất ngấm từ từ vào niêm mạc họng, từ đó giảm tình trạng ho sổ mũi.

Bên cạnh 2 thức uống này, để giảm nhanh cơn ho, sổ mũi, bạn có thể sử dụng kèm với Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông.

Hỗ trợ giảm nhanh ho sổ mũi với Thiên Môn Bổ Phổi

Thuốc bổ phổi Thiên Môn Bổ Phổi được tạo nên từ sự kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại có tác dụng chính trong việc giúp giảm ho, đau họng, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Thiên Môn Bổ Phổi trị ho lâu ngày hiệu quả.

Thành phần trong Thiên Môn Bổ Phổi đều là dược liệu tự nhiên và đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều tài liệu Đông y cũng như các nghiên cứu mới nhất của y học hiện đại bao gồm: Thiên môn đông, trần bì, bình vôi có khả năng bổ phế âm, kiện tỳ ích khí để giúp bổ phổi, giảm ho lâu ngày, ho về đêm. Sản phẩm được bổ sung thêm một số thành phần dược liệu quý khác như bách bộ, tang bạch bì, gừng, kinh giới, bạc hà, Actiso có khả năng giảm các chứng ho thường gặp như ho khan, ho gió, ho có đờm; giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng.

Nhờ sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, Thiên Môn Bổ Phổi xứng đáng là thuốc hỗ trợ trị ho không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét