Ngồi thiền đúng cách câu chuyện không phải ai cũng biết.

Để biết ngồi thiền kiết già như thế cho đúng, trước tiên ta phải hiểu ngồi kiết già là gì? Bởi thực chất nhiều người chỉ nghe nói đến phương pháp này khi thiền.

Kinh phí 62,5 triệu thu về hơn 1 tỷ đô

Joker gia nhập danh sách phim có lợi nhuận cao nhất lịch sử, điều này cũng có nghĩa rằng Joker sẽ trở thành một trong những tựa phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

10 tựa game hay nhất ra mắt đầu năm 2020

Đầu năm 2020 có thể xem là khoảng thời gian thú vị đối với làng game thế giới khi mà hàng loạt siêu phẩm xuất hiện khiến cho cả thế giới phát cuồng, đặc biệt là mấy con game Remake.

Với mức giá dự kiến của PS5, bạn sẽ build được PC mạnh cỡ nào?

Theo một số nguồn thông tin trên các trang báo lớn gần đây thì mức giá chính thức của PS5 sẽ là 599 bảng Anh, cao hơn khá nhiều so với mức giá hiện tại của PS4. Nếu quy đổi ra tiền Việt thì sẽ được khoảng hơn 17,5 triệu đồng, một mức giá hơi bị chua.

Giá vàng hôm nay là từ khóa được dùng phổ biến.

Giá vàng hôm nay là một trong những dữ liệu quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vàng đã được con người quan tâm từ 30 năm trước công nguyên (TCN) khi lần đầu tiên vàng được định giá. Vậy, có thể dự báo sự biến động của giá vàng hôm nay không?

Hiển thị các bài đăng có nhãn CPU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CPU. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Review nhanh CPU Intel Core i9-11900K

CPU Intel Core i9-11900K là chiếc CPU thế hệ thứ 11 mới nhất từ nhà xanh Intel, được ra mắt nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ AMD ở phân khúc cao cấp, đó là AMD Ryzen 9 5900X. Vậy i9-11900K có đã có những gì để chuẩn bị khi đối đầu với đối thủ bên kia? Liệu đây có phải là bản nâng cấp xứng đáng của i9-10900K? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Thông số kỹ thuật của Intel Core i9-11900K


Thời điểm ra mắtQ1/2021
Socket tương thíchFCLGA1200
Tiến trình sản xuất14nm
Số nhân/luồng8/16
Tốc độ xử lý cơ bản3.50 GHz
Tốc độ xử lý tối đa5.30 GHz
TDP125 W


Thông qua bảng thông số trên, có một điều Intel khiến chúng ta vô cùng ngỡ ngàng, đó là số nhân và luồng trên i9-11900K. Trong khi phiên bản Core i9 tiền nhiệm trước đấy là i9-10900K sở hữu cho mình 10 nhân và 20 luồng thì i9-11900K lại bị “cắt mất” còn 8 nhân 16 luồng.

Thông số kỹ thuật của i9-11900K



Nhận xét nhanh về i9-11900K


CPU Intel Core i9-11900K là một bộ vi xử lý thuộc dòng Core i9 vô cùng mạnh mẽ ở thế hệ 11 của Intel (CPU Gen 11). Được ra mắt vào quý 1 năm 2021, i9-11900K là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chiếc CPU cao cấp từ nhà AMD mang tên Ryzen 9 5900X.

Nhận xét nhanh về i9-11900K

Trang bị socket LGA 1200, i9-11900K được sinh ra dành cho những chiếc mainboard thuộc thế hệ mới nhất hiện nay như Z490Z590. Những bo mạch chủ có khả năng khai thác tối đa sức mạnh của những chiếc CPU Intel thế hệ 11 hiện nay.

Nhận xét nhanh về i9-11900K

Chỉ với 8 nhân 16 luồng nhưng i9-11900K vẫn thực sự ấn tượng với khả năng xử lý tác vụ đơn nhân cực kỳ mạnh mẽ như làm việc hay chơi game trên các dàn máy PC Gaming. Tuy nhiên, vì trên thị trường hiện nay, những bộ vi xử lý khác đã chiếm trọn vị thế ấy, tiêu biểu chính là những chiếc CPU AMD thuộc dòng 5000 Series như Ryzen 9 5900X, đây là chiếc CPU có điểm mạnh về cả đơn nhân và đa nhân.

Nhận xét nhanh về i9-11900K

Với nhiều thông tin đồn đoán rằng vào quý 3 hoặc 4 của năm 2021, Intel sẽ cho ra mắt thế hệ 12 mang tên Alder Lake-S cho nên, i9-11900K có thể là chiếc CPU Intel Core i9 cuối cùng của thế hệ 11.

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Giải thích ý nghĩa các tên CPU Intel Core trên PC và Laptop

Intel Core là dòng CPU nổi tiếng từ đội xanh Intel. Được bắt đầu sản xuất từ năm 2006 đến nay, Intel Core đã trở thành một thế lực trong làng vi xử lý với những sản phẩm i3, i5, i7, i9 và X-series. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa cái tên của những sản phẩm CPU Intel Core. Nếu chưa hãy cùng mình đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Giải thích ý nghĩa từng ký tự trong tên CPU Intel Core


Cấu trúc tên gọi của CPU Intel Core

Cấu trúc tên của đa số những chiếc CPU Intel Core sẽ bao gồm:

Intel Core + Dòng CPU + Thứ tự thế hệ CPU + Mã SKU + Hậu tố đặc biệt

Ví dụ như Intel Core i3-10100F, đây sẽ là chiếc CPU dòng i3 thuộc thế hệ thứ 10 với mã SKU là 100, F sẽ là một trong những thuộc tính đặc biệt mà mình sẽ đề cập ở phần sau bài viết.

Ý nghĩa của các hậu tố trong tên của CPU Intel Core

Dòng CPU không có hậu tố

Đây thường là những chiếc CPU dành cho desktop. Những chiếc CPU này có tất cả thuộc tính, tính năng của một bộ vi xử lý thường có. Chúng thường có tên gọi khác là CPU non-K.

Ý nghĩa của hậu tố K trong tên CPU Intel Core

Hậu tố K

Đây là dòng CPU được Intel mở khóa “phong ấn” xung nhịp, đưa xung nhịp lên mức turbo boost cho khả năng ép xung tốt hơn.


Ý nghĩa của hậu tố K trong tên CPU Intel Core

Hậu tố F

F, đây sẽ không phải là “press F to pay respect” đâu nha anh em. Intel sử dụng từ F ở đây chỉ những chiếc CPU không được trang bị iGPU (card đồ họa tích hợp). Nổi bật với những cái tên như Intel Core i3-9100F và i3-10100F.

Ý nghĩa của hậu tố F trong tên CPU Intel Core

Hậu tố H

Với hậu tố này, những chiếc CPU sẽ được thiết kế tối ưu dành cho các thiết bị mobile, nhất là laptop hiện nay.

Ý nghĩa của hậu tố H trong tên CPU Intel Core

Hậu tố Q

Hậu tố được viết tắt từ Quad core, nếu là game thủ bạn sẽ hiểu ngay quad ở đây là quadra - bốn. Nghĩa là những chiếc CPU mang hậu tố Q sẽ có 4 lõi cho ra hiệu năng xử lý vô cùng tốt.

Ý nghĩa của hậu tố Q trong tên CPU Intel Core

Hậu tố KF

Là sự kết hợp của 2 hậu tố K và hậu tố F cho ra chiếc CPU không trang bị iGPU và có thể ép xung.

Ý nghĩa của hậu tố KF trong tên CPU Intel Core

Hậu tố HQ

Một pha “lưỡng long nhất thể” đến từ 2 hậu tố H và Q đem đến cho những chiếc CPU mang hậu tố này sẽ có sức mạnh, hiệu năng tuyệt vời có trên những chiếc laptop gaming. Tuy nhiên từ thế hệ 8 - Coffee Lake trở đi, những chiếc CPU Intel Core i3 dòng H đã được trang 4 nhân khiến cho hậu tố Q dần mất “trất”.

Ý nghĩa của hậu tố HQ trong tên CPU Intel Core

Hậu tố HK

Sau người anh em HQ thì những chiếc CPU Mobile sở hữu hậu tốt HK lại sở hữu một sức mạnh khủng hơn. Với việc mở khóa xung nhịp từ hậu tố K thì những chiếc CPU này sẽ được trang bị trên chiếc laptop cao cấp với cấu hình khủng.

Ý nghĩa của hậu tố HK trong tên CPU Intel Core

Hậu tố U

Được lấy từ chữ cái đầu của Ultra-low Power. Những chiếc CPU có hậu tố U sẽ không có được hiệu năng như hậu tố H nhưng bù lại sẽ có mức tiêu thụ điện cực thấp giúp tiết kiệm pin và tỏa nhiệt ít đem lại khả năng sử dụng lâu dài. Những chiếc CPU mang hậu tố U ta có thể thấy rất nhiều trên những chiếc laptop văn phòng.

Ý nghĩa của hậu tố U trong tên CPU Intel Core

Hậu tố Y

Mang những đặc tính giống như U nhưng tất cả đều vượt hơn 1 bậc. Những chiếc CPU mang hậu tố Y sẽ được trang bị trên những thiết bị mỏng nhẹ, thuận tiện cho việc đi lại của người dùng.


Ý nghĩa của hậu tố Y trong tên CPU Intel Core

Hậu tố X/XE

Nếu HQ và HK vẫn là chưa đủ đô với túi tiền của bạn, hãy đến với những chiếc CPU Intel Core mang hậu tố X và XE. Đây là những chiếc CPU sử dụng chuẩn socket riêng, trang bị rất nhiều nhân và luồng cho ra những hiệu năng cực kỳ ấn tượng mà không có chiếc CPU nào có được. Đây là dòng CPU dành cho những người dùng chuyên nghiệp.

X và XE sẽ không có sự khác biệt quá nhiều với nhau về hiệu năng. Nếu X làm ở mức tốt thì XE sẽ làm việc đó cực kỳ tốt (E - Extreme).

Ý nghĩa của hậu tố X/XE trong tên CPU Intel Core
Đi cùng với hiệu năng khủng và khả năng như vậy thì giá tiền cho những chiếc CPU mang hậu tố X và XE trong tên cũng không phải dạng vừa đâu. Nếu thực sự đang có phong bao rộng rãi bạn hãy cân nhắc tới những chiếc CPU này nhé.

TỔNG KẾT

Với bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã có thêm kiến thức về CPU Intel Core đặc biệt về những tên gọi, vẫn còn nhiều hậu tố khác mình không tiện đề cập trong bài viết vì độ hiếm của nó trên những sản phẩm phổ thông hiện nay. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, nếu có bất kỳ góp ý gì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé.


Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

So sánh CPU Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3 3300X: Cuộc đấu không hồi kết

AMD - Intel, 2 cái tên vô cùng nổi tiếng trong ngành sản xuất CPU hiện nay. Cuộc chiến của 2 gã khổng lồ làm bao người phải tốn hầu bao mình với những chiến binh CPU. Nay ta sẽ đến với cuộc chiến CPU ở phân khúc giá rẻ với 2 cái tên vô cùng nổi bật đó là Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X.

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X

Thông số kỹ thuật của i3-10100F và Ryzen 3 3300X

Intel Core i3-10100:
  • Hỗ trợ socket: LGA 1200
  • Số nhân / luồng: 4 / 8
  • Xung nhịp cơ bản: 3.6GHz
  • Xung nhịp turbo boost: 4.3GHz
  • TDP: 65W
  • Công nghệ: Siêu phân luồng (Hyper-Threading)

AMD Ryzen 3 3300X:
  • Hỗ trợ socket: AM4
  • Số nhân / luồng: 4 / 8
  • Xung nhịp cơ bản: 3.8GHz
  • Xung nhịp turbo boost: 4.3GHz
  • TDP: 65W
  • Công nghệ: Đa luồng đồng thời (Simultaneous Multithreading)

Với thông số cơ bản đưa ra thì chúng ta có thể thấy sự chênh lệch giữa 2 chip CPU này là không quá nhiều. Cả 2 đều sở hữu 4 nhân 8 luồng mạnh mẽ cho việc xử lý các tác vụ cùng lúc, điểm khác nhau ở đây sẽ thuộc về các công nghệ được tích hợp trong 2 bộ vi xử lý, với i3-10100 việc loại bỏ GPU tích hợp đã được Intel cho thêm vào công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading) và Ryzen 3 3300X là đa luồng đồng thời (Simultaneous Multithreading). Vậy liệu rằng, công nghệ trên 2 chiếc CPU sẽ giúp cho Intel hay AMD thắng trong cuộc đấu này ? Hãy đến với bài test hiệu năng để hiểu rõ thêm nhé.


Kiểm tra hiệu năng


Chúng ta sẽ bước đến với các bài kiểm tra điểm số trên các phần mềm như Geekbench, Blender, Handbrake. Cấu hình đưa ra sẽ là:

  • Mainboard: Asus ROG Crosshair VIII Hero WiFi X570 cho AMD / Asus ROG Maximus XII Extreme Z490 cho Intel
  • VGA: RTX 2080Ti / RTX 2060 Super
  • RAM: G.Skill Trident Z Royal 16GB (2 x 8GB) DDR4-3600
  • SSD: Samsung 970 Evo NVMe M.2 SSD 500GB
  • PSU: Seasonic Focus GX-1000
  • Cooling: Corsair H150i Pro RGB 360mm

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Handbrake
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Handbrake

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Geekbench đơn nhân
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Geekbench 4 đơn nhân

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Geekbench 4 đa nhân
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Geekbench 4 đa nhân

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Blender
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Blender

Trong quá khứ với bài kiểm tra Geekbench, Intel thường làm tốt hơn AMD ở các bài kiểm tra về đơn nhân và ngược lại, đa nhân là lợi thế của đội đỏ. Nhưng với Geekbench 4, tất cả đã “lật các bàn” khi Ryzen 3 3300X vượt qua i3-10100 trên cả 2 bài kiểm tra đơn nhân và đa nhân, có thể thấy sự cải tiến của AMD dành cho sự quan tâm nhất cho các sản phẩm CPU giá rẻ của mình đúng như lời hứa. Nhưng bước tới 2 bài kiểm tra của Blender và Handbrake thì i3-10100 đã lấy lại lợi thế cho đội xanh: 855 > 685 trong Blender và 777 > 634 trong Handbrake. Quả là long tranh hổ đấu trong làng CPU.

Sang phần test hiệu năng khi chơi các tựa game hot và đẹp mắt nhất hiện nay.

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus RTX On - VGA RTX 2060 Super
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus RTX On - VGA RTX 2060 Super

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus - VGA RTX 2060 Super
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus - VGA RTX 2060 Super

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus RTX On- VGA RTX 2080Ti
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus RTX On- VGA RTX 2080Ti

So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus - VGA RTX 2080Ti
So sánh Intel Core i3-10100 và AMD Ryzen 3300X - Metro Exodus - VGA RTX 2080Ti

Qua các bài test trên các tựa game, cả 2 CPU có vẻ vẫn giữ sự tôn trọng dành cho đối thủ mình khi ở màn hình máy tính độ phân giải thấp hơn - Full HD và 2K thì Ryzen 3 3300X có tốc độ khung hình cao hơn i3-10100 vài FPS, ở độ phân giải cao 4K thì Intel lại vượt lên trên ở tất cả tựa game được test. Với tựa game Shadow of the Tomb Raider, ở độ phân giải Full HD và card màn hình RTX 2080 Ti, Ryzen 3 3300X đã vượt qua mức 100 FPS. Trong Metro Exodus, Intel lại đánh bại AMD ở tất cả mức setting cùng VGA. Còn lại Far Cry 5 và Total War: Warhammer II vẫn là AMD chiếm ưu thế ở độ phân giải Full HD và 2K, Intel chiếm cho mình chiến thắng ở độ phân giải 4K.

Nhiệt độ và điện năng tiêu thụ của i3-10100 vs Ryzen 3 3300X


Đưa Intel Core i3-10100 thử thách với tựa game Overwatch, Shadow of the Tomb Raider và Metro Exodus ở mức Ultra setting trên cả 2 chiếc card màn hình RTX 2060 Super và RTX 2080Ti, nhiệt độ được ghi lại trên HWInfo là 52 độ C và trung bình là 43 độ C cùng mức điện năng tiêu thụ là 38.5W.
Bước sang AMD Ryzen 3 3300X, nhiệt độ được ghi nhận ở mức tối đa là 68 độ C và trung bình là 44 độ C nhưng điện năng tiêu thụ đến 58W. Ở đây phần thắng đã chắc chắn thuộc về i3-10100.

Tổng kết


Rõ ràng cuộc đấu này vẫn chưa có kết quả vượt trội với bất kỳ chiếc CPU nào. Cả i3-10100 và Ryzen 3 3300X đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Nếu nhu cầu của bạn với các tựa game đòi hỏi 1 mức độ họa cao nhất và tốt nhất thì Intel chính là quán quân trong lòng bạn lúc này, ngược lại một số tựa game lại ưu ái phần đó cho AMD hơn và muốn trải nghiệm một chút gì đó mới lạ thì Ryzen 3 3300X là sự lựa chọn cho bạn. Sau đó, Intel đã đưa lên cuộc đấu một chiếc CPU nữa đó là Intel Core i3-10100F, chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng trận đấu giữa Intel và AMD. Qua bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn đưa ra cho mình lựa chọn khi build 1 chiếc PC Gaming giá rẻ, nếu có bất kỳ góp ý đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé.


Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng sức khỏe của CPU trên PC và laptop

CPU - bộ vi xử lý của hệ thống của laptop và PC, được đặt ở phần trung tâm của mainboard đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành và xử lý thông tin. Cũng giống như cơ thể của một người, CPU sắm vai là “bộ não” cho laptop và PC cho nên việc kiểm tra, chăm sóc thực sự cần thiết. Vậy không lẽ chúng ta phải tháo rời tất cả linh kiện để kiểm tra hay mang ra trung tâm bảo hành sao ? Để tiết kiệm thời gian và công sức Intel đã cung cấp cho người dùng một phần mềm giúp kiểm tra tình trạng cho CPU với những thao tác đơn giản.

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng sức khỏe của CPU của PC và laptop

Giới thiệu

Nhân vật của ngày hôm nay mình muốn đề cập đến đó là Intel Processor Diagnostic Tool. “Vị bác sĩ” này được chính tay từ nhà sản CPU nổi tiếng trên thế giới Intel tự tay tạo ra giúp các bạn chăm sóc và theo dõi. Hiện Intel Processor Diagnostic Tool chỉ hỗ trợ trên CPU của nhà Intel trừ các chip thế thứ 10 và 11 như i3-10100f. Các bạn nhà AMD sẽ thiệt thòi hơn một chút nhé vì phần mềm này chủ yếu chỉ dành cho CPU Intel.

Ứng dụng hỗ trợ kiểm tra và theo dõi sức khỏe CPU - Intel Processor Diagnostic Tool



Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn download, cài đặt và sử dụng Intel Processor Diagnostic Tool.

Hướng dẫn cài đặt Intel Processor Diagnostic Tool giúp kiểm tra tình trạng CPU


Bước 1: Các bạn hãy nhấp link download tại đây

Giao diện tải xuống Intel Processor Diagnostic Tool - công cụ kiểm tra tình trạng của CPU
Giao diện tải xuống Intel Processor Diagnostic Tool

Ở đây Intel sẽ chia cho bạn 3 lựa chọn: file .zip và 2 file .msi. Đừng quan tâm đến file .zip nhé, việc của bạn chỉ cần lựa chọn đúng bản 32-bit hoặc 64-bit mà chiếc máy tính và laptop của bạn đang hỗ trợ và nhấp vào download. Ở đây mình sẽ sử dụng hệ điều hành Windows 10 64-bit nên sẽ tải và sử dụng bản 64-bit.

Giao diện tải xuống Intel Processor Diagnostic Tool - công cụ kiểm tra tình trạng của CPU 2
Giao diện tải xuống Intel Processor Diagnostic Tool

Một thông báo sẽ hiển thị, chọn “I accept the terms in the license agreement” và bạn chỉ việc ngồi đợi cho việc tải xuống hoàn thành. Đây là thành quả sau khi tải xong.

File cài đặt của công cụ kiểm tra tình trạng của CPU - Intel Processor Diagnostic Tool
File tải xuống của Intel Processor Diagnostic Tool

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy double click vào file tải về để khởi động quá trình cài đặt Intel Processor Diagnostic Tool. Và thực hiện thao tác quen thuộc khi cài đặt, đó là Next.

Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic Tool
Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic Tool (1)

Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic 2
Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic Tool (2)

Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic 3
Giao diện cài đặt Intel Processor (3)

Hoàn thành việc cài đặt khi xuất hiện hộp thoại này nhé.

Giao diện cài đặt Intel Processor Diagnostic 4
Thông bào cài đặt thành công

Bước 3: Hoàn tất việc cài đặt, chúng ta bước sang việc sử dụng nào. Bạn hãy nhấn vào thanh tìm kiếm và tìm kiếm với tên Intel Processor Diagnostic Tool, nhấn vào ứng dụng để khởi động.

Intel Processor Diagnostic Tool
Tìm kiếm Intel Processor Diagnostic Tool trong thanh tìm kiếm

Sau khi nhấn vào khởi động lần đầu, chương trình sẽ tự động chạy các bài kiểm tra cho em CPU của bạn. Bạn có thể thưởng thức 1 tách trà trong lúc đợi quá trình kiểm tra hoàn thành nhé.

Giao diện của công cụ kiểm tra tình trạng của CPU - Intel Processor Diagnostic Tool
Giao diện chính của Intel Processor Diagnostic Tool 

Sau khi hoàn thành tất cả các bài kiểm tra do Intel Processor Diagnostic Tool đưa, kết quả sẽ được đính kèm tên các phần thi mà CPU của bạn đã vượt qua.

Giao diện khi hoàn thành bài kiểm tra sức khỏe CPU của Intel Processor Diagnostic
Giao diện hoàn thành bài thi kiểm tra sức khỏe CPU

Nếu màn hình hiển thị PASS có nghĩa là CPU của bạn hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn, còn nếu FAIL, hmmm hãy cân nhắc đem đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng uy tín để chữa trị càng sớm càng tốt.

TỔNG KẾT

Qua bài viết trên, mình đã hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng Intel Processor Diagnostic Tool, một công cụ giúp kiểm tra và theo dõi chiếc CPU của bạn qua đó giúp bạn có thể kịp thời “chữa bệnh” cho CPU và chiếc PC gaming của mình. Hi vọng các bạn đã có thể thêm kiến thức để giúp việc sử dụng máy tính/laptop trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Nếu có bất kì thắc mắc hay đóng góp đừng ngần ngại để lại bình luận cho mình biết nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài hướng dẫn khác.

-NHC-